02Th5

Kỹ năng từ chối không chỉ đơn giản là việc nói “không” với điều mình không thích mà là cả một nghệ thuật xử lý khéo léo và tinh tế. Đây được xem là một kỹ năng mềm vô cùng cần thiết trong giao tiếp thường ngày. Thế nhưng, từ chối như thế nào không làm người khác cảm thấy khó chịu thì đó là điều cần được rèn luyện và trau dồi.

1. Kỹ năng từ chối là gì?

Kỹ năng từ chối là cách bạn sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ đúng mực để nói “không” trước những trường hợp bạn không thể chấp thuận lời đề nghị của đối phương. Kỹ năng mềm này không phải sinh ra đã có mà cần được rèn luyện mỗi ngày. 

2. Những câu từ chối khéo léo bạn cần biết

Chắc hẳn bạn đã gặp rất nhiều trường hợp dù bản thân không muốn nhưng vẫn cố chấp nhận lời đề nghị của người. Dù bạn thật sự muốn từ chối nhưng lại không dám nói “không”. Nếu như thế thì dưới đây là những câu từ chối khéo léo dưới đây có thể giúp được bạn:

2.1. Trong công việc

Hãy cho đối phương biết rằng bạn đang rất bận rộn và công việc đang cần giải quyết gấp và bạn cũng có những khó khăn đang không thể xoay sở. Vì vậy bạn không thể nhận thêm những nhiệm vụ khác. Đây là một trong những hình thức cơ bản trong kỹ năng từ chối

VD: Bây giờ mình đang bận, để ngày mai được không?

2.2. Tìm giải pháp giúp đối phương

Nếu công việc ngoài tầm kiểm soát của bạn, hãy giới thiệu họ tới một người có chuyên môn phù hợp bằng tất cả sự niềm nở và chân thành từ cá nhân.

VD: Tôi cũng không chắc nữa, bạn nên hỏi (…) cậu (cô) ấy rấ giỏi lĩnh vự này.

2.3. Thể hiện sự tiếc nuối

Bạn hãy thể hiện sự thành tâm của bản thân rằng rất muốn giúp nhưng không thể vì những lý do riêng. Và yêu cầu người đó hãy quay lại nếu bạn có thời gian hơn.

VD: Ôi tiếc quá, nhưng mình có việc rồi, hẹn mọi người dịp khác nhé!

3. Những kỹ năng từ chối cần rèn luyện

3.1. Năng lực bản thân

Khi muốn quyết định nhận giúp đỡ người khác hay từ chối bạn phải hiểu được bản thân và tình trạng của mình. Một vài câu hỏi bạn cần giải quyết được:

  • Chuyên môn của mình là gì? 
  • Có thực sự giúp được không? 
  • Khả năng của mình có thể làm được không? 
  • Tiếp theo là công việc của bản thân đã hoàn thành chưa? 
  • Giúp đỡ có tốn quá nhiều thời gian hay ảnh hưởng đến lịch trình bản thân không? 

3.2. Thái độ từ chối

Cần khôn khéo và mềm mỏng trong kỹ năng từ chối bằng cách đặt bản thân vào đối phương. Trả lời các câu hỏi: Liệu từ chối thế này có quá đáng không? Nghe có ổn không? Nên giữ thái độ vui vẻ, mỉm cười tự nhiên và nói lời xin lỗi trước hoặc sau khi bạn từ chối để đối phương không cảm thấy khó chịu.

3.3. Đừng cảm thấy có lỗi

Hầu hết các lý do không dám nói “không” đều vì nể nang và sợ mất lòng. Bạn nên nhớ rằng bạn có quyền từ chối chỉ là bằng cách nào đó mềm mỏng hơn, dễ thông cảm hơn. Bạn có công việc và những mối quan tâm riêng dẫu biết giúp đỡ được người khác là điều tốt. Nhưng một khi đã đánh giá được sự cầu cứu đó bạn không có khả năng giúp thì hãy cho qua và đừng nghĩ nhiều tới nó.

Kỹ năng từ chối là một kỹ năng mềm cần thiết đối với mỗi người. Người khôn ngoan là người biết làm chủ mọi vấn đề, biết lựa chọn và biết nói lời từ chối đúng thời điểm. Điều này giúp bạn không mất nhiều thời gian đắn đo suy nghĩ và các mối quan hệ cũng được duy trì một cách tốt đẹp, bền vững.

Xem ngay các vị trí tuyển dụng tại phòng MarketingBounty Talents.

Xem ngay hướng dẫn cơ bản về Việc làm part – time

Xem ngay vị trí bán hàng tại Bounty Sneakers.

Đăng ký ứng tuyển các vị trí Marketing ngay ! Gửi CV tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *