Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp là một trong những bí mật giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống. Chúng ta thường sử dụng nhiều câu khác nhau để hỏi người khác, nhưng ít ai có thể hiểu hết được câu hỏi của mình mang tác dụng gì. Trên thực tế, câu hỏi được phân thành nhiều loại, tùy hoàn cảnh mà cách đặt câu hỏi cũng có sự khác biệt.
Vì vậy, đây cũng được xem là một trong những kỹ năng mềm cần được bồi dưỡng, sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một số phương pháp đặt câu hỏi.
1. Kỹ năng đặt câu hỏi – câu hỏi đóng/mở
Một trong những phương pháp đầu tiên mà chúng ta cần biết trong kỹ năng đặt câu hỏi chính là câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
1.1. Câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng là câu hỏi được nhận câu trả lời theo dạng “có” hoặc “không”, hay đơn giản là xác nhận lại câu hỏi một cách ngắn gọn. Dạng câu hỏi này thường dùng trong các cuộc trò chuyện cần sự nhanh gọn.
Ví dụ khi bạn hỏi “Anh có muốn gọi thêm món không?”, câu trả lời bạn nhận được sẽ là “có” hoặc “không”. Hay khi bạn hỏi “ Em đang ở đâu?” thì sẽ được trả lời bằng thông tin của địa chỉ mà không có thêm câu trả lời phụ nào.
1.2. Câu hỏi mở
Câu hỏi mở là câu hỏi dẫn đến câu trả lời dài hơn và thường bắt đầu bằng những cụm từ: “cái gì”, “tại sao?”, “bằng cách nào?”. Câu hỏi mở có tác dụng liên kết cuộc trò chuyện, giúp cuộc trao đổi có thời lượng dài hơn, tạo sự thân thiết, cởi mở. Bạn có thể sử dụng các cụm từ “bạn nghĩ sao về chuyện này?” hay “hãy kể kể cho tôi nghe về…?” để đặt câu hỏi.
Việc vận dụng câu hỏi đóng hoặc mở vô cùng quan trọng trong kỹ năng đặt câu hỏi. Tùy vào mục đích giao tiếp mà có sự lựa chọn khéo léo khiến hoàn cảnh không quá ngượng ngùng khi cần trao đổi nhiều nhưng lại đặt câu câu hỏi có dung lượng trả lời ngắn và ngược lại.
2. Câu hỏi hình nón – bạn đã biết chưa?
Kỹ năng đặt câu hỏi dạng hình nón bắt đầu từ những câu hỏi chung, sau đó đi vào trọng tâm trong mỗi câu trả lời để hỏi sâu hơn theo từng cấp độ. Để đặt được dạng câu hỏi này, người hỏi cần xác định rõ vấn đề mình muốn hỏi, từ đó có cách dẫn dắt người trả lời theo đúng thông tin mà mình mong muốn. Loại câu hỏi này phổ biến khi người điều tra muốn lấy thông tin nhân chứng.
Dạng câu hỏi này hữu dụng cho các tình huống như:
- Tìm thêm thông tin về một chi tiết cụ thể.
- Thu hút hoặc làm tăng sự tin tưởng của người khác.
3. Câu hỏi thăm dò và kỹ năng đặt câu hỏi quan trọng
Câu hỏi thăm dò là một cách tìm kiếm thông tin khác, chẳng hạn như hỏi về một ví dụ cụ thể để giúp bạn hiểu rõ về vấn để họ vừa nói. Dạng câu hỏi này dùng để làm rõ vấn đề để hiểu thấu đáo toàn bộ câu chuyện, lấy được thông tin khi người nói đang cố gắng tránh né không tiết lộ cho bạn biết. Kỹ năng đặt câu hỏi đặc biệt quan trọng khi tiến hành phỏng vấn hoặc tìm hiểu tâm lý khách hàng.
4. Câu hỏi tu từ là phương pháp bạn nên tận dụng
Câu hỏi tu từ là dạng câu hỏi không đòi hỏi câu trả lời mà cần lời khẳng định cho câu hỏi mình đặt ra.
Ví dụ: “Bài báo cáo dự án của nhóm A rất triển vọng đúng không mọi người?”
Câu hỏi tu từ muốn người nghe đồng thuận với ý kiến của mình nhưng cần câu trả lời thống nhất nhằm tôn trọng và tạo sự thu hút đối với người nghe.
Như vậy, một trong những kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống không thể thiếu đó là kỹ năng đặt câu hỏi. Nếu câu hỏi đúng sẽ mang đến cho bạn những cuộc trò chuyện hữu ích, có khả năng làm chủ đám đông thông qua sự nhanh nhẹn, duyên dáng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng đối với mọi người và có thêm nhiều bạn mới. Mong rằng bài viết này sẽ phần nào giúp ích được cho bạn!
Xem ngay các vị trí tuyển dụng tại phòng Marketing ở Bounty Talents.
Xem ngay hướng dẫn cơ bản về Việc làm part – time
Xem ngay vị trí bán hàng tại Bounty Sneakers.
Đăng ký ứng tuyển các vị trí Marketing ngay ! Gửi CV tại đây