Kính ngữ là từ thường gặp khi chúng ta tìm hiểu về ngôn ngữ Hàn và Nhật. Nó được sử dụng phổ biến trong đời sống, khi giao tiếp với người khác, đặc biệt là với những người có vai vế, địa vị cao hơn. Ở Việt Nam có thể hiểu kính ngữ đơn giản hơn là cách giao tiếp lịch sự, lễ phép. Vậy, kính ngữ là gì? Trong ngôn ngữ Hàn và Nhật, kính ngữ có những loại nào?
Kính ngữ là gì? Kính ngữ trong văn hóa Hàn – Nhật
Trước tiên, đối với tiếng Việt, kính ngữ được xem là hình thức giao tiếp đảm bảo tuân thủ những phép tắc đơn thuần như: câu nói đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, xưng hô đúng vai vế, thêm các từ nhân xưng đầu câu (dạ, thưa, kính gửi…) hay từ “ạ” cuối câu để thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người đối diện.
Còn đối với các nước Hàn Quốc và Nhật Bản, kính ngữ được chia thành nhiều thể loại và cách sử dụng tương đối phức tạp. Yêu cầu khi sử dụng kính ngữ theo văn hóa 2 quốc gia này, người dùng cần khôn khéo, phán đoán được ngữ cảnh và đối tượng để sử dụng sao cho phù hợp nhất. Chính sự cầu kỳ này khiến cho kính ngữ trở thành nét văn hóa truyền thống của người dân Hàn Quốc và Nhật Bản.
Các loại kính ngữ trong ngôn ngữ Hàn Quốc
Kính ngữ trong tiếng Hàn chia ra làm 3 loại chính: Kính ngữ dùng với chủ thể, kính ngữ sử dụng với người nghe và kính ngữ trong từ loại:
- Kính ngữ với chủ thể: là cách thể hiện sự tôn kính với đối tượng đang nói tới. Để sử dụng hệ thống kính ngữ này, bạn cần xác định được rõ ràng mối quan hệ tương tác giữa chủ ngữ, người nghe, tuổi tác địa vị xã hội, mức độ thân thiết hay cấp độ kính ngữ phù hợp.
- Kính ngữ với người nghe: cách nói này đề cao người nghe, tùy thuộc vào địa vị xã hội, độ tuổi, quan hệ gia đình…mà người nói lựa chọn kết thúc câu cho phù hợp.
- Kính ngữ trong từ loại: đây là dạng khá đặc biệt khi sử dụng tiếng Hàn để giao tiếp. Bạn phải thay đổi các từ loại sao cho phù hợp với câu kính ngữ.
Các loại kính ngữ trong ngôn ngữ Nhật Bản
Trong ngôn ngữ Nhật Bản, kính ngữ cũng được chia thành 3 loại chính:
- Tôn kính ngữ: dùng để chỉ hành động, trạng thái của người trên mình, bày tỏ thái độ kính trọng với đối phương.
- Khiêm nhường ngữ: dùng khi nói về hành động của bản thân, người quen biết bày tỏ thái độ khiêm nhường.
- Từ lịch sự: nếu tôn kính ngữ không thể dùng để nói về hành động, trạng thái của bản thân, thì từ lịch sự có thể dùng cho mọi trường hợp.
Ở Hàn Quốc và Nhật Bản, kính ngữ được sử dụng rất thường xuyên trong giao tiếp như khi nói chuyện với người bề trên, với đối tác, khách hàng, senpai cùng công ty. Do vậy, nếu bạn đang có ý định tìm kiếm việc làm ở các doanh nghiệp Hàn hay Nhật, hãy lưu ý điều này.
Để đọc thêm các bài viết về thông tin việc làm hot nhất hiện nay cũng như định vị bản thân và cách giới thiệu bản thân chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn, hãy truy cập website http://www.bountytalents.com/ bạn nhé.
Xem ngay các vị trí tuyển dụng tại phòng Marketing ở Bounty Talents.
Xem ngay vị trí bán hàng tại Bounty Sneakers.